Nghi thức Trung Quốc Giáo_hoàng_Piô_XII_và_Trung_Quốc

Trong hàng trăm năm, những hoạt động của Giáo hội Công giáo Rôma ở Trung Quốc gặp nhiều khó khăn vì nó không công nhận những phong tục Nho giáo thờ cúng ông bà, người thân đã mất. Đối với người Trung Quốc đây là một nghi thức cổ truyền, nhưng đối với Giáo hội Công Giáo, đó là một lễ nghi mà có xung đột với giáo lý Công giáo. Vì vậy Giáo hội Công giáo ít phát triển ở Trung Quốc. Ngay trong năm đầu khi được bầu, Giáo hoàng Piô XII đã thay đổi chính sách lớn lao. Theo sự yêu cầu của ông, giáo triều Rôma đã ban ra một chỉ thị mới vào ngày 8 tháng 12 năm 1939, theo đó những phong tục Trung Quốc không còn được xem là mê tín nữa, mà coi đó là một cách tôn kính để bày tỏ sự kính trọng họ hàng và như vậy được cho phép cho những người theo đạo Công giáo Rôma thực hành.[1] Sắc lệnh của giáo hoàng đã thay đổi tình trạng tu hành ở Trung Quốc, và chính phủ Quốc gia Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tòa thánh Vatican trong tháng 6 năm 1942, và vị sứ thần đầu tiên đã trình quốc thư vào tháng 1 năm 1943.[2][3] Khi Giáo hội Công giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ, Pius cho thành lập hàng giáo phẩm địa phương và vinh thăng tước vị Hồng y cho tổng giám mục Tôma Điền Canh Tân (Thomas Tien Ken-sin) SVD [2] và sau trao cho ông lãnh đạo Tổng giáo phận Bắc Kinh.